Cầu dây văng

Mã bộ : 1110 | Còn hàng
Ngày phát hành: 01/07/2019
Ngày hết hạn:: 30/06/2021
Mẫu tem/bộ : 5
Khuôn khổ: 43x32(mm)
Số tem in trên tờ: 25
Họa sỹ thiết kế: Phạm Trung Hà
In ấn: Offset nhiều mầu tại Công ty In tem Bưu điện

Lựa chọn sản phẩm


Có ba loại cầu dây văng chủ yếu, được phân biệt theo cách nối cáp vào trụ cầu. Theo kiểu thiết kế đàn hạc, các dây cáp được bố trí gần như song song nhau bằng cách buộc đầu cáp vào các điểm khác nhau của tháp để chiều cao khoảng cách giữa các dây văng gắn liền ở tháp gần bằng khoảng cách giữa các dây văng phần dưới gắn với các vị trí trên cầu, dọc theo lòng đường. Theo kiểu thiết kế rẻ quạt, tất cả các dây cáp đều được nối vào, hoặc nối qua đỉnh tháp. Kiểu thứ ba là thiết kế tất cả dây văng neo vào một điểm cố định trên tháp gọi là sơ đồ dây đồng quy.

Kiểu thiết kế cầu dây văng là kiểu cầu tối ưu, vì độ dài nhịp của nó nằm giữa độ dài của hai loại cầu dầm liên tụccầu treo dây võng.

Trong những năm gần đây, cầu dây văng được sử dụng phổ biến ở Việt Nam nhờ vào những ưu điểm giúp các kiến trúc sư có nhiều phương án lựa chọn đem lại thiết kế có tính cạnh tranh và ưu việt hơn.

Tại Việt Nam, kể từ khi cầu Mỹ Thuận – cây cầu dây văng đầu tiên được khởi công xây dựng vào tháng 7/1997, hoàn thành vào tháng 5/2000, đến nay đã có thêm hơn 10 cây cầu dây văng đã và đang được xây dựng trên khắp cả nước.

Để quảng bá hình ảnh của đất nước Việt Nam nỗ lực vươn lên hòa mình cùng nhịp phát triển của thế giới, Bộ Thông tin và Truyền thông phát hành bộ tem “Cầu dây văng Việt Nam”. Những cây cầu được lựa chọn thể hiện trong bộ tem là những cây cầu dây văng hiện đại nổi tiếng tại Việt Nam, được trải dài từ Bắc vào Nam, là đại diện tiêu biểu cho cầu dây văng ở mỗi khu vực. Hình ảnh của các cây cầu được nhìn từ trên xuống để có thể miêu tả được mặt trên và mặt dưới vững chắc cũng như sự khác biệt trong thiết kế của từng cây cầu

Mẫu 5-1: Cầu Bãi Cháy (Quảng Ninh) - cầu dây văng một mặt phẳng duy nhất tại Việt Nam;

Mẫu 5-2: Cầu Nhật Tân (Hà Nội) - là điểm nhấn kiến trúc ở cửa ngõ Thủ đô, được thiết kế kiểu đàn hạc với 5 trụ tháp liên tục;

Mẫu 5-3: Cầu Trần Thị Lý (Đà Nẵng) - cây cầu sử dụng hệ dây văng 3 chiều với trụ nghiêng 12 độ;

Mẫu 5-4: Cầu Phú Mỹ (Thành phố Hồ Chí Minh) - một trong những công trình cầu dây văng hiện đại nhất thế giới, được thiết kế 2 trụ tháp hình chữ H;

Mẫu 5-5: Cầu Rạch Miễu (Tiền Giang, Bến Tre) - cây cầu đầu tiên do Việt Nam hoàn toàn thiết kế và thi công, với 2 trụ tháp hình chữ V ngược.

Khuôn khổ tem 43 mm x 32 mm. Bộ tem do họa sỹ Phạm Trung Hà – Tổng công ty Bưu điện Việt Nam thiết kế. Bộ tem có thời hạn cung ứng trên mạng bưu chính công cộng từ 01/7/2019 đến 31/12/2020.

Trước đó, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phát hành một số bộ tem về chủ đề cầu Việt Nam, nhân dịp này chúng tôi xin giới thiệu đến quý độc giả:

- Bộ tem “Cầu Việt Nam” phát hành năm 2002 giới thiệu về 4 cây cầu Long Biên (Hà Nội), Tràng Tiền (Thừa Thiên Huế), Mỹ Thuận (Tiền Giang, Vĩnh Long), Sông Hàn (Đà Nẵng).

- Bộ Tem “Cầu mái ngói” phát hành năm 2012 giới thiệu về 3 cây cầu mái ngói duy nhất tại Việt Nam: cầu ngói Kim Sơn (Ninh Bình), cầu ngói Hải Hậu (Nam Định), cầu ngói Hương Thủy (Thừa Thiên Huế).

Bình luận (0 bình luận)

avatar
x
Nhập thông tin để bình luận
[Đổi mã khác]

TEM CÙNG NĂM PHÁT HÀNH

Sản phẩm cùng loại