Tuy nhiên, lúc đó không có bán tem ra, cho đến ngày 7-5-1975 mới phát hành bộ tem Bác Hồ tưới cây vú sữa với tiêu đề Cộng hòa miền Nam Việt Nam và các con dấu nhật ấn mới đã làm xong với hàng chữ MN VIET-NAM (miền Nam Viet Nam). Do vậy, đối với giới sưu tập tem thư, những bì thư được gửi trong giai đoạn này rất quý hiếm, đặc biệt thư gửi trong những tháng đầu tiên mới giải phóng (tháng 5, 6, 7) có giá trị rất cao trên thị trường. Trong đó, một bì thư (gửi đi ngày 9-7-1975) từng được rao bán trên Delcampe với giá 220 euro.
Theo tài liệu của ngành bưu chính, từ ngày 30-4-1975, Tiểu ban Tiếp quản Bưu điện tiếp quản các Bưu điện Sài Gòn, Chợ Lớn, Gia Định đã đưa phương tiện thông tin và cán bộ từ Bắc vào để đảm bảo thông tin liên lạc nối liền hai miền Bắc - Nam.
Ban Tiếp quản Bưu điện được Trung ương Cục miền Nam quyết định thành lập để phục vụ công tác tiếp quản các cơ sở bưu chính - viễn thông của chế độ cũ trong phạm vi Sài Gòn - Gia Định gồm 116 cán bộ công nhân viên của hai ban Giao bưu và Thông tin Trung ương Cục.
Hệ thống Bưu chính cũ lúc này do Tổng cục Bưu chính chế độ Sài Gòn quản lý có các đường thư máy bay đi Đà Lạt - Huế, Đà Nẵng - Phan Thiết - Vũng Tàu - Nha Trang và Buôn Ma Thuột, có đường ô tô đi các tỉnh miền Đông, miền Tây và đường thư quốc tế đi một số nước, nhưng chưa thể triển khai kịp thời.
Từ ngày 1-5-1975, có lệnh tạm đình chỉ trên toàn miền Nam việc nhận và trả bưu phẩm bưu kiện. Đến 7.5.1975, có lệnh mở cửa hầu hết các quầy giao dịch toàn miền Nam để tiếp dân, bán tem, nhận thư thường nhằm phục vụ nhu cầu trao đổi tình cảm xã hội trong quá trình biến động của chiến tranh. Ngày 14.5.1975, mới chính thức có chuyến thư máy bay đầu tiên tuyến Sài Gòn - Hà Nội đã hạ cánh xuống sân bay Gia Lâm...
Thế nhưng, trên thực tế, trong các bộ sưu tập tem thư của các nhà sưu tập chuyên nghiệp, nhiều người vẫn lưu giữ được nhiều phong bì có đóng dấu nhật ấn của nhiều tỉnh, thành miền Nam ngay trong ngày đầu tiên địa phương đó vừa được tiếp quản. Điển hình như ở bộ sưu tập của bác sĩ Gérard Chapuis (người Pháp gốc Việt), có các phong thư đóng dấu nhật ấn ngày 29-3-1975 của bưu cục Sơn Chà (Đà Nẵng), ngày 30-4-1975 ở bưu cục Sóc Trăng, ngày 1-5-1975 ở bưu cục Cái Nhum (Cửu Long)...
Để có được bộ sưu tập như vậy, bác sĩ Gérard Chapuis cho biết, sau những năm đầu giải phóng, từ Pháp trở về ông đã lặn lội mua gom cả nhiều bao tải các loại tem thư cũ, rồi chọn lọc theo từng chủ đề… Trong đó, những phong thư có dấu nhật ấn thời điểm ngày đầu giải phóng rất là hiếm hoi, chính vì vậy nó mang tính độc đáo và rất đắt giá trên thị trường....
Ông Nguyễn Bảo Tụng (1928-2004), người phụ trách trang Bưu Hoa của bán nguyệt san Thời Nay (Sài Gòn cũ), sinh thời có bộ sưu tập tem gồm khoảng 100 ngàn con tem của tất cả các quốc gia trên thế giới. Trong đó, bên cạnh những bộ tem đầy đủ những con tem từ ngày phát hành đầu tiên của mỗi quốc gia, ông rất trân trọng những phong bì lưu hành trong thời điểm 30.4.1975, bởi theo ông, nó để lại một dấu ấn rất quan trọng của lịch sử đất nước.
Anh Phạm Hoàng Việt, một nhà sưu tập trẻ tại TP.HCM có trong tay hơn 15.000 bì thư (10 bộ sưu tập) và 5.000 con tem. Anh Việt từng đoạt giải nhất với bộ sưu tập “Dấu nghiệp vụ bưu chính trên thư tín” tại Triển lãm Tem - Bưu chính TP.HCM vào năm 2000. Điều đó càng thể hiện những sưu tập như vậy đã khẳng định giá trị rõ rệt của các loại tem thư trong những ngày đầu giải phóng.
Ngày nay, trước xu thế phát triển của công nghệ thông tin, đa phần người ta liên lạc nhau bằng thư tín điện tử. Tuy nhiên, dù đến bao lâu nữa, với giới sưu tập, những phong thư và những con tem mang dấu ấn lịch sử, đặc biệt là các loại tem thư độc đáo vào thời điểm 30.4.1975 vẫn luôn được tìm kiếm, sưu tầm bởi ngoài giá trị cụ thể trên thị trường, nó còn là một
theo Kinh tế đô thị